Tối ưu hoá không có nghĩa là đơn giản hoá hệ thống

“An engineer is someone who can do what anyone can do, but cheaper” (Kỹ sư là một người có thể làm bất cứ cái gì mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, nhưng họ làm rẻ hơn). Người Kỹ sư luôn luôn có nhiều cách giải quyết một vấn đề, xây dựng một công trình và họ có khả năng hơn người “ngoại đạo” là họ có thể giải quyết một cách đỡ tốn kém hơn (nhưng dĩ nhiên không kém chất lượng)

“An engineer is someone who can do what anyone can do, but cheaper” (Kỹ sư là một người có thể làm bất cứ cái gì mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, nhưng họ làm rẻ hơn). Người Kỹ sư luôn luôn có nhiều cách giải quyết một vấn đề, xây dựng một công trình và họ có khả năng hơn người “ngoại đạo” là họ có thể giải quyết một cách đỡ tốn kém hơn (nhưng dĩ nhiên không kém chất lượng) – ST BauxiteVietnam

 Khái niệm về tối ưu hoá

Tối ưu hóa là tìm một giải pháp thay thế với hiệu suất chi phí cao nhất hoặc hiệu quả hoạt động cao nhất theo các ràng buộc đã cho, bằng cách tối đa hóa các yếu tố mong muốn và giảm thiểu các yếu tố không mong muốn.

Như vậy, tối ưu hoá hoàn toàn không phải là quá trình cắt giảm hệ thống một các thuần tuý. Nếu chỉ xét trên khía cạnh kỹ thuật thuần tuý, đối với hệ thống kỹ thuật, thì tối ưu hoá dựa trên 2 phương thức chính:

  • Tinh giảm thiết bị về số lượng, chính xác hoá thông số kỹ thuật, đặc tính của thiết bị, vật liệu phù hợp với chi phí đầu tư (hiệu suất chi phí).
    • Ví dụ minh hoạ điển hình cho phương thức này là việc lựa chọn chính xác tiết diện dây dẫn, đường ống, hay việc loại bỏ các cảm biến không cần thiết trong hệ thống điều khiển… Hay một ví dụ cụ thể hơn: việc lựa chọn đặc tính làm việc của bơm chữa cháy ở các điểm làm việc khác nhau (phân vùng cháy khác nhau), để có thể lựa chọn ra lưu lượng/ cột áp của bơm ở các điểm khác nhau mà vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu của hệ thống.
  • Tổ hợp các hệ thống với nhau thành một hệ thống tổng thể, trọn bộ có hiệu suất hoạt động tương hỗ cao hiệu quả nhất.
    • Ví dụ minh hoạ điển hình cho phương này, chúng ta có thể kể tới một hệ thống cơ điện cho toà nhà bao gồm hệ thống điều hoà trung tâm và nước nóng trung tâm, việc tận dụng thu hồi nhiệt giữa hai hệ thống, trong một giới hạn hoạt động cho phép của điều kiện thời tiết, thời điểm sử dụng trong ngày… là một trong những bài toán tối ưu hoá điển hình.

Đối với hệ thống kỹ thuật tối ưu hoá đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá hệ thống hoạt động hiệu quả hay không?

Tôi ưu hoá không chỉ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, việc tối ưu hoá hệ thống cũng giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành. Hãy thử tượng, đối với một khách sạn với quy mô 300 phòng, điện năng tiêu thụ mỗi tháng trung bình nằm trong khoản 1.8~2.5 tỉ VNĐ, với chu kỳ hoạt động 30 năm của mình, thì việc cắt giảm được 10% chi phí điện năng cũng đem tới một giá trị không hề nhỏ.

Tối ưu hoá là thước đo năng lực, trình độ của các kỹ sư thiết kế và vận hành.

Như chúng ta biết, để hệ thống máy móc hoạt động không thực sự quá khó, nhưng để hệ thống hoạt động hiệu quả, hay với hiệu suất tối ưu nhất với cùng một chi phí đầu tư thực sự là một thử thách lớn với các kỹ sư thiết kế và vận hành. Tối ưu hoá đòi hỏi các kỹ sư phải thực sự am hiểu nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau, cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đưa các quyết định phù hợp với đặc thù của từng dự án khác nhau.

Write a comment